Logger Script

Chứng giãn tĩnh mạch

Main Page

Hiểu biết về giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch mãn tính cản trở tuần hoàn máu khiến máu ở tĩnh mạch chân bị chảy ngược

Giãn tĩnh mạch là gì?

“Phải nhìn thấy mạch máu thì mới là giãn tĩnh mạch?”

Máu trong cơ thể chúng ta đi từ tim qua các động mạch rồi quay trở lại tim thông qua tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch là bệnh mà toàn bộ hệ thống tuần hoàn máu ở chân bị cản trở do máu từ chân đáng lẽ phải chảy về tim nhưng lại chảy ngược xuống dưới.

Khi máu chảy ngược do các cơ bắp chân không đủ sức đẩy máu về tim và chức năng ngăn máu chảy ngược của van trong tĩnh mạch bị suy giảm, áp lực trong tĩnh mạch tăng lên dẫn đến mạch máu bị phình và giãn ra. Các mạch máu bị phình ra sẽ bị lộ lên da hoặc có thể xuất hiện một số triệu chứng khó chịu ở chân ngay cả khi không nhìn thấy mạch máu nổi lên.

Nếu không được điều trị, hệ thống tuần hoàn máu một khi bị phá vỡ sẽ nặng dần lên dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử da, loét da, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi nên cần phải điều trị ngay từ giai đoạn đầu.

Cấu trúc của tĩnh mạch

Điều trị giãn tĩnh mạch

Tùy vào tình trạng của từng người mà dùng tia Laser và tiêm chất làm xơ hóa mạch máu vào tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên nơi xảy ra hiện tượng máu chảy ngược để ngăn dòng chảy của máu và hấp thụ mạch máu bị xơ hóa vào trong cơ thể.

Loại bỏ mạch máu có được không?
Bằng việc điều trị mạch máu có vấn đề của tĩnh mạch nông, nơi đảm nhận khoảng dưới 10% tổng lượng tuần hoàn, ngoài việc tĩnh mạch được điều trị, toàn bộ sự lưu thông máu cũng có thể được cải thiện tốt hơn.

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện do nguyên nhân bẩm sinh như thành trong của tĩnh mạch yếu hoặc tiền sử bệnh gia đình v.v...
và do yếu tố bên ngoài khác như thói quen sinh hoạt, hormone v.v…

  • Tiền sử bệnh gia đình

  • Nghề nghiệp

    Công việc phải đứng hoặc ngồi lâu

  • Mang thai,
    sử dụng thuốc hormon nữ

  • Uống rượu, thói quen sinh hoạt như tắm bồn

  • Lão hóa và chấn thương

  • Béo phì